Vào những ngày Tết đến xuân về, bên cạnh việc chuẩn bị nhà cửa, bếp núc, mua sắm đồ đạc thì một tục lệ không thể thiếu trong các gia đình Việt chính là tảo mộ. Vậy tảo mộ là gì, ý nghĩa như thế nào, lễ vật cũng như văn khấn cần chuẩn bị ra sao? Mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về vấn đề này nhé!

Tảo mộ là nét đẹp truyền thống của người Việt

1. Tảo mộ là gì? Tảo mộ cuối năm có ý nghĩa gì?

Tảo mộ là một phong tục có từ lâu đời thể hiện được giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn” của người Việt. Thực tế đây là việc con cháu trong gia đình đến thăm mộ của ông bà tổ tiên đồng thời dọn dẹp cỏ dạilau chùi sạch sẽ những phần mộ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tu bổ, sửa sang lại khu mộ thêm phần chỉn chu cũng như chăm sóc những cây xanh ở khu vực xung quanh mộ.

Sau khi đã dọn dẹp xong, con cháu mang hoa quả và lễ vật chưng lên, thắp hương để mời gọi người thân đã khuất về nhà ăn Tết cùng con cháu. Tảo mộ là một dịp để mọi thành viên trong gia đình được sum vầy và giải bày những tình cảm, tâm tư trong năm vừa qua với người đã khuất. Đây còn là dịp giúp con cháu thể hiện lòng hiếu thảo, sự biết ơn với các bậc tổ tiên đi trước.

Tục lệ tảo mộ trong tiết thanh minh là một dịp để con cháu trong gia đình, dòng họ sum vầy bày tỏ tình thương, sự biết ơn, kính trọng đối với người đã khuất trong một năm vừa qua. Có thể nói, tảo một là một nét đẹp văn hóa đáng trân trọng của người Việt Nam.

tảo mộ là gì
Đây là dịp con cháu thể hiện tấm lòng thơm thảo của mình.

2. Nên đi tảo mộ cuối năm ngày nào năm 2024?

Thông thường ở miền Nam, các gia đình sẽ đi tảo mộ vào dịp cuối năm, bắt đầu từ mùng 10 tháng Chạp và kéo dài đến hết ngày 25 tháng Chạp âm lịch. Sau khi dọn dẹp xong phần mộ của gia đình thì người dân có thể hỗ trợ dọn dẹp các phần mộ vô chủ trong cùng khu nghĩa trang.

Ngoài ra tảo mộ còn có thể diễn ra vào dịp tiết Thanh Minh (ngày 5 tháng 3 âm lịch). Thời điểm này sẽ phổ biến hơn với các gia đình ở miền Bắc.

3. Đi tảo mộ nên cần chuẩn bị những gì?

3.1 Dụng cụ để tiến hành tảo mộ 

Sau đây là một số dụng cụ cần thiết mà bạn nên mang theo khi đi tảo mộ:

  • Dụng cụ để làm vệ sinh như chổi, khăn lau,… để quét dọn. Có thể mang thêm găng tay, kéo tỉa cành, dao hoặc rựa để nhổ cỏ dại cũng như cắt tỉa cành của cây cối xung quanh phần mộ.
  • Cuốc, xẻng để lấp đất, làm đầy đặn lại phần mộ. Một số gia đình còn quan niệm việc cuốc đất quanh mộ sẽ tạo nên đường dẫn dắt ông bà, tổ tiên về nhà sum họp với con cháu.
  • Mang thêm túi hoặc bao lớn để thu dọn những phần lá, cành hoặc rác sau khi hoàn tất việc dọn dẹp. Điều này sẽ tránh việc vứt rác bừa bãi qua những phần mộ lân cận.
  • Các vật dụng chống nắng khi làm việc như mũ hoặc dù. Bạn nên mang theo nước uống và khăn giấy ướt để dự phòng khi thời tiết nắng gắt, nhiệt độ cao.
ngày tảo mộ
Nên chuẩn bị dụng cụ đầy đủ khi tảo mộ.

3.2 Lễ vật cúng tảo mộ 

Khi tảo mộ, ngoài việc chuẩn bị trước bài văn khấn tảo mộ, gia chủ cũng cần chuẩn bị các vật phẩm sau cho mâm cúng tảo mộ:

  • Hương (nhang), bật lửa (hộp quẹt)
  • 1 bó hoa hoặc 5 – 7 cành
  • 1 gói trà (chè)
  • 1 chai rượu trắng (rượu nếp)
  • 1 chai nước suối (nước lọc)
  • 1 cặp đèn cầy
  • 1 gói thuốc lá
  • 1 bộ giấy cúng tiền vàng mã + 1 bộ giấy y phục cho người mất
  • Từ 3 – 5 cái phẩm oản hoặc bánh in
  • 1 con gà trống luộc
  • 1 đĩa hoa quả
  • 1 đĩa xôi
tảo mộ nghĩa là gì
Một mâm cúng tảo mộ.

4. Lưu ý khi đi tảo mộ cần biết

Khi đã biết tảo mộ là gì thì bạn cũng cần nắm được tảo mộ là một nghi lễ mang tính trang nghiêm. Nên các gia đình cần phải thực hiện một cách cẩn thận và tươm tất. Do vậy, gia chủ và gia đình cần lưu ý đi tảo mộ cần những gì:

  • Ăn mặc kín đáo, lịch sự, thái độ nghiêm túc.
  • Không được nói năng quá lớn tiếng, cười cợt, nói tục hay chửi bậy khi đi tảo mộ.
  • Tránh việc tảo mộ khi trời mưa vì không thuận tiện cho việc dọn dẹp, làm lễ cũng không được tươm tất và còn ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Nên lên đèn, thắp nhang để xin phép và đọc văn khấn trước khi dọn dẹp. Sau khi nhang tàn thì các thành viên trong gia đình có thể bắt đầu công việc dọn dẹp phần mộ.
  • Khi trở về nhà, các thành viên trong gia đình cần tắm giặt sạch sẽ để làm sạch bụi bẩn cũng như hàn khí tại nghĩa trang, bảo vệ cho sức khỏe của mình tốt hơn.
tảo mộ là làm gì
Tảo mộ cần lưu ý giữ trang nghiêm, tôn trọng, không đùa giỡn.

5. Những câu hỏi thường gặp 

Tảo mộ giờ nào tốt?

Gia chủ có thể đi tảo mộ vào bất kỳ ngày nào sau khi bàn bạc, thống nhất với các thành viên trong nhà. Hiện nay, nhiều gia đình thường chọn tảo mộ vào dịp cuối tuần để đông đủ con cháu nhất. Tuy nhiên nên tiến hành tảo mộ vào sau ngày tiễn ông Táo cho đến ngày 30 tháng Chạp (hoặc ngày 29 nếu tháng thiếu) và tốt nhất là đi vào buổi sáng.

Tảo mộ như thế nào cho đúng?

Khi đi tảo mộ, gia chủ chuẩn bị đầy đủ vật dụng dọn dẹp mộ và mâm lễ cúng. Gia chủ có thể cúng mặn hoặc cúng chay. Với mâm lễ chay thì chuẩn bị thêm chè, bánh, chén mật, gạo, nếp,…

Đầu tiên gia chủ mang hoa và mâm lễ vật đến thắp hương để khấn vái thần linh, thổ địa, ông bà tổ tiên để mời ông bà về nhà ăn Tết cùng con cháu. Trong lúc chờ hương tàn thì gia đình dọn dẹp, sửa sang lại khu mộ. Hương cháy được ⅔, gia chủ có thể hóa giấy vàng và xin thụ lộc.

Tảo mộ có phải kiêng kỵ gì không?

Khi đi tảo mộ, gia chủ và gia đình mình cần kiêng kỵ những điều sau đây:

  • Cười giỡn
  • Gọi tên nhau
  • Chửi bậy, nói tục
  • Giẫm đạp lên mộ phần của nhà mình hoặc của những nhà xung quanh
  • Phá hoại mộ phần
  • Chụp ảnh
  • Chỉ dọn dẹp mặt trước mộ. Bạn nên dọn đầy đủ 4 mặt phần mộ
  • Phụ nữ đang đến kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai không nên tảo mộ

Như vậy Đá Mỹ Nghệ Ninh Bình đã giới thiệu đến bạn tảo mộ là gì cũng như cách chuẩn bị vật dụng cần thiết và bài khấn khi đi tảo mộ. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho gia đình bạn khi tiến hành tảo mộ vào mỗi dịp tết đến.

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.