Cột đá từ lâu đã trở thành biểu tượng quen thuộc trong kiến trúc tâm linh Việt Nam. Dễ dàng bắt gặp chúng tại các công trình như nhà thờ họ, đình chùa, miếu mạo, lăng tẩm,… Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ cao, cột đá còn ẩn chứa những ý nghĩa phong thủy sâu sắc, góp phần tạo nên sự uy nghi, linh thiêng cho các công trình tâm linh.
Bài viết này Đá mỹ nghệ Ninh Bình sẽ cùng bạn khám phá những giá trị độc đáo của cột đá, từ đó hiểu rõ hơn về vai trò và ý nghĩa của chúng trong đời sống tâm linh người Việt.
1. Khái niệm cột đá là gì?
Cột đá là một cấu trúc hình trụ được làm từ đá, thường có hình trụ tròn hoặc vuông, thon dài, được sử dụng trong kiến trúc để làm điểm tựa đỡ cho các kết cấu phía trên, được chế tác từ đá tự nhiên nguyên khối, sở hữu độ bền bỉ và khả năng chống chọi với thời gian vượt trội. Cột đá có thể được tìm thấy trong nhiều công trình khác nhau, từ nhà ở, đền chùa cho đến các công trình hiện đại.
2. Cấu tạo mẫu Cột đá
Từ xưa tổ tiên chúng ta đã dùng chất liệu đá trong kiến trúc xây dựng dân dụng và tâm linh như đá ốp lát, chậu đá, bàn ghế đá, đá xẻ ốp tường, đặc biệt trong đó hạng mục cột đá là phần được sử dụng nhiều nhất.
Trong việc thiết kế một ngôi nhà thì các kiến trúc sư cho rằng cột trụ của một ngôi nhà được ví như xương sống của cơ thể con người, có tác dụng nâng đỡ cho ngôi nhà được vững chắc nhất. Cột đá được chia làm 3 phần cơ bản là trụ cột, thân cột và đấu cột, có hoa văn và hình dáng kích thước khác nhau.
3. Ý nghĩa hoa văn và kích thước Cột đá
Như đã nêu ở trên cột đá chia làm 3 phần chính là đế tảng, thân cột và đấu cột. đầu tiên là đế tản bên dưới, đây là phần có chiều rộng nhất để đỡ thân cột và tạo thăng bằng cho cả phần trên, có 2 loại tảng kê cột cơ bản là tảng đẹp( hay còn gọi là tảng bánh dày ) cao khoảng 15cm thường để kê cột phụ nhỏ và tảng Bồng có phần vai bè to, mẫu chân tảng đá đôn cao dùng đỡ thân cột lớn nhìn rất vững chắc. Hoa văn điêu khắc trên tảng có thể là hình hoa sen, lá lan, lá sòi, hạt cườm hay băm nhám, tương tự như lan can đá.
Thân cột là phần có chiều dài nhất và cũng là nơi được chú trọng nhất về mặt hoa văn điêu khắc như cảnh tứ quý 4 mùa, tứ linh con giống hay câu đối thể hiện ý tứ của gia chủ. Hiện nay thân cột tròn và thân cột vuông được sử dụng phổ biến cho mẫu cổng đá đẹp nhất.
4. Chất liệu làm cột đá
4.1. Cột đá xanh đen Thanh Hóa – Ninh Bình
Được khai thác chủ yếu ở các mỏ đá Ninh Vân – Ninh Bình và Yên Định – Thanh Hóa, đây là chất liệu làm cột đá lâu đời phổ biến nhất ở nước ta có thể kể đến như cột đá Đền Trần tại khu quần thể danh thắng Tràng An tỉnh Ninh Bình. Cột đá xanh đen giữ được sự bền bỉ chống chọi sự tàn phá của thiên nhiên và ngày một tôn lên nét cổ kính hơn qua thời gian.
4.2 Cột đá vàng gân đỏ cà rốt – Nghệ An
Chất liệu đá màu vàng có đường vân đỏ rất bắt mắt được khai thác ở Nghệ An, để tạo sự hài hòa về kiến trúc thì bậc thềm đá cũng rất hay được sử dụng.
4.3 Cột đá trắng Quỳ Hợp – Nghệ An
Cột đá trắng Quỳ Hợp là một loại đá tự nhiên được khai thác tại khu vực Quỳ Hợp, Nghệ An. Loại đá này nổi tiếng với vẻ đẹp tinh khôi, màu trắng sáng và độ bền cao, được sử dụng rộng rãi trong các công trình kiến trúc, điêu khắc và mỹ nghệ.
4.4 Cột đá xanh rêu
Có màu xanh thẫm như rêu hiện đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường, có ưu điểm độ cứng rất cao.
5. Cách lựa chọn hoa văn và kích thước cột đá chuẩn đẹp
Việc lựa chọn hoa văn và kích thước phù hợp sẽ mang đến sự hài hòa, cân đối, tạo nên vẻ đẹp sang trọng và tôn vinh giá trị nghệ thuật cho kiến trúc. Dưới đây là một số lưu ý khi lựa chọn hoa văn cột đá:
Đối với hoa văn trên cột đá
Điêu khắc Rồng: Biểu tượng cho sức mạnh, uy quyền, mang lại may mắn, tài lộc.
Điêu khắc Tứ Linh: Rồng, Lân, Quy, Phụng thể hiện sự uy nghi, linh thiêng, cầu mong sự bình an, sung túc.
Điêu khắc Tứ Quý: Mai, Lan, Cúc, Trúc tượng trưng cho bốn mùa, mang đến sự thanh tao, nhã nhặn.
Điêu khắc hoa văn hình học: Hình vuông, hình tròn, hình bát giác thể hiện sự cân bằng, vững chãi.
Đối với kích thước cột đá
Những công trình tâm linh như nhà thờ tổ tiên, đình chùa, kích thước cột phù hợp thường có chiều cao 261cm, thân cột vuông có cạnh 25cm và đế vuông 40cm.
Khi xây dựng nhà thờ họ, theo phong thủy thước Lỗ Ban, kích thước cột chính lý tưởng cho những công trình tâm linh này: chiều cao tổng 259cm, thân vuông cạnh 30cm và đế vuông 45cm.
Đối với những thiết kế nhỏ như nhà ở, kích thước cột nhà hợp lý là chiều cao tổng 208cm, thân vuông cạnh 25cm và đế vuông 40x40cm. Kích thước này mang đến sự cân đối, hài hòa cho ngôi nhà đồng thời đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về mặt kết cấu, đảm bảo sự an toàn và vững chãi cho công trình.
6. Báo giá cột đá
Giá cột đá phụ thuộc vào các yếu tố sau: Kích thước, hoa văn thể hiện trên cột, chất liệu làm cột đá, khoảng cách vận chuyển và địa hình thi công lắp đặt..
Cột đá nhà thờ tổng cao 260cm, thân rộng vuông 25x25cm có giá 4 triệu VNĐ tại xưởng.
7. Mẫu cột đá tự nhiên đẹp
Với sự đa dạng về mẫu mã, chất liệu và thiết kế, cột đá ngày càng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng. Dưới đây là một số mẫu cột đá đẹp thịnh hành trên thị trường mà bạn có thể tham khảo:
7.1 Cột đồng trụ đá
Cột đồng trụ dạng hình vuông mang ý nghĩa tạo nên sự ổn định, bền vững, biểu tượng cho sự màu mỡ, sinh sôi. Khác với cột nhà thì cột đồng trụ để ở ngoài trời và không có phần “đấu cột” thay vào đó là phần bóng đèn, đao đèn, bát phượng và trên cùng là phượng trầu. Nếu là dạng cột tứ trụ thì 2 cột phụ 2 bên sẽ là cột nghê thấp và nhỏ hơn cột phượng trầu ở giữa.
7.2 Cột đá tròn
Theo các chuyên gia phong thủy thì mỗi hình dáng cột trụ nhà mang ý nghĩa khác nhau, cột trụ nhà hình tròn thể hiện sự trọn vẹn hoàn hảo, biểu hiện cho sự trường tồn, mãi mãi với thời gian, không có điểm bắt đầu và không có điểm kết thúc, chỉ có sự nối tiếp vô hạn.
7.3 Cột đá hoa cương
Cột đá hoa cương thường được sử dụng cho các biệt thự, lâu đài, khách sạn cao cấp, là biểu tượng cho sự sang trọng và đẳng cấp. Ngoài ra, cột đá hoa cương còn sở hữu độ cứng cao, khả năng chịu lực tốt và chống chọi với mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
8. Địa chỉ bán cột đá, trụ đá giá rẻ uy tín trên cả nước
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và thi công đá mỹ nghệ, Đá mỹ nghệ Ninh Bình đã khẳng định được vị thế hàng đầu trên thị trường. Nhờ chất lượng sản phẩm tốt, giá thành hợp lý cùng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, Đá mỹ nghệ Ninh Bình tự hào là lựa chọn hàng đầu cho các công trình kiến trúc tâm linh và nhà ở. Để tìm hiểu chi tiết về các sản phẩm hoặc cần tư vấn thông tin, quý khách hàng hãy liên hệ ngay:
Cơ sở sản xuất lăng mộ đá uy tín – Đá Mỹ nghệ Ninh Bình:
Địa chỉ sản xuất lăng mộ đá: Số nhà 32, đường 27/7 phường Nam Bình, Ninh Bình
Số điện thoại: 0912.98.67.98
Email: damynghe030@gmail.com
Thời gian làm việc: 6:00-18:00 giờ mỗi ngày
Website: https://damyngheninhbinh.com/
9. Một số câu hỏi cột đá thường gặp
9.1 Phân biệt cột đá và trụ đá như thế nào?
Cột đá: Thường có kích thước lớn hơn, được sử dụng để chịu lực chính cho công trình. Cột đá có thể được chạm khắc hoa văn tinh xảo, tăng thêm vẻ đẹp cho công trình.
Trụ đá: Thường có kích thước nhỏ hơn, được sử dụng như biểu tượng tâm linh hoặc trang trí. Trụ đá thường có bề mặt trơn nhẵn, ít khi được chạm khắc hoa văn.
9.2 Cột đá được chế tác như thế nào?
Cột đá có thể được chế tác bằng nhiều cách khác nhau, nhưng phương pháp phổ biến nhất là sử dụng các khối đá được đẽo gọt và xếp chồng lên nhau. Các khối đá có thể được gắn kết bằng vữa hoặc bằng các chốt kim loại.
9.3 Cột đá được sử dụng ở đâu?
Cột đá được sử dụng trong nhiều loại công trình kiến trúc khác nhau, bao gồm đền thờ, cung điện, tòa nhà công cộng, cầu và tượng đài. Chúng cũng có thể được sử dụng trong trang trí nội thất.
9.4 Ý nghĩa tượng trưng của cột đá
Cột đá là một biểu tượng mang nhiều thông điệp sâu sắc về sức mạnh, sự kiên định, quyền lực, sự uy nghi, sự thiêng liêng và sự kết nối. Hình ảnh cột đá xuất hiện trong nhiều nền văn hóa và thời đại khác nhau, từ kiến trúc, nghệ thuật đến văn hóa, tâm linh, thể hiện tầm quan trọng và giá trị lâu bền trong lịch sử nhân loại.