Giới thiệu về đình Chèm

Đình Chèm ở đâu..?

Đình Chèm là ngôi đình của làng Chèm nằm bên dòng sông Hồng (tên chữ là Thụy Phương), nay thuộc phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Làng cách trung tâm Hà Nội 12km về phía tây. Đây là một ngôi Đình cổ nhất Việt Nam có từ thời An Dương Vương niên đại trên 2000 năm tuổi.

Đình Chèm Thụy Phương Từ Liêm Hà Nội
Đình Chèm Thụy Phương Từ Liêm Hà Nội
Đình Chèm Thụy Phương Hà Nội chụp năm 1930
Đình Chèm Thụy Phương Hà Nội chụp năm 1930

Đình Chèm thờ ai..?

Đình Chèm hay còn gọi là Đền Chèm thờ chính là Đức Ông Lý Ông Trọng cùng Đức Bà Bạch Tĩnh Cung và ông Sứ Nguyễn Văn Chất cùng các con. Tương truyền Lý Thân hay Đức Thánh Chèm ông sinh vào thời Hùng Duệ Vương, mất vào thời Thục An Dương Vương. Ông là người có công đánh đuổi giặc ngoại xâm và là một trong những người đặt nền móng cho sự phát triển ngoại giao của nước Việt thời kỳ đầu.

  • Thượng Đẳng Thiên Vương (Hy Khang Thiên Vương) Lý Ông Trọng: thần chủ
  • Hoàng Phi Bạch Tĩnh Cung Công Chúa: con gái Tần Thủy Hoàng, vợ của Thánh Chèm
  • Ông Sứ: ân nhân của thánh Chèm, chữa bệnh cho Thánh, được phối thờ ở gian bên phải tòa đại bái khi nhìn từ ngoài vào
  • Lục vị Thánh Vương tử: các con của Thánh Chèm, 4 trai, 2 gái
Thượng Đẳng Thiên Vương (Hy Khang Thiên Vương) Lý Ông Trọng
Thượng Đẳng Thiên Vương (Hy Khang Thiên Vương) Lý Ông Trọng

Truyền thuyết đức thánh Chèm

Đức Thánh Chèm tên thật là Lý Thân, ông sinh ra vào thời nhà Hùng Duệ Vương. Ông đã có công đánh đuổi giặc Ai Lao quấy nhiễu lập được nhiều công lớn.  Sau đến cuối đời vua Duệ vương ông cùng với Thục Phán đánh đuổi quân nhà Tần xâm lăng khỏi bờ cõi, sau đó Thục Phán lên làm vua lấy hiệu là An Dương Vương.

Cuốn thư đá ghi lại truyền thuyết lịch sử về Đức Thánh ĐÌnh Chèm
Cuốn thư đá ghi lại truyền thuyết lịch sử về Đức Thánh ĐÌnh Chèm

Thời kỳ đó nước Tần bị quân Hung Nô quấy phá, vua Tần Thủy Hoàng cho khởi công xây dựng Vạn Lý Trường Thành mà không ngăn nổi, Ông đã nhờ xứ giả sang cầu An Dương Vương cho tướng tài sang giúp. Triều đình nhà Thục bèn cử Lý Thân sang giúp nhà Tần để tạo mối bang giao giữa hai nước. Vua Tần phong chức Tư lệ Hiệu uý, giao 10 vạn quân chấn ải Hàm Dương dẹp tan quân ung Nô. Thắng trận vua Tần Thủy Hoàng phong chức Phụ Tín Hầu và gả Hoàng Phi Bạch Tĩnh Cung Công Chúa. Dù được hưởng vinh hoa phú quý nhưng ông không nguôi nỗi nhớ quê nhà Âu Lạc nên đã xin đưa vợ con trở về quê hương.  Về nước, ông được vua Thục An Dương Vương phong tước Đại Vương. Triều đình và nhân dân đã lập Đình Chèm để tưởng nhớ công ơn Lý Thân tại làng Chèm sau khi ông mất.

Nguồn gốc của tên gọi Từ Liêm hiện nay

Chèm là tên nôm, tên chữ là Thụy Điềm, sau đổi là Thụy Hương, rồi lại đổi là Thụy Phương. Chữ Chèm trong tiếng Việt cổ là T’lem (đọc là Tờ-Lèm), khi đọc theo lối Hán hoá là Từ Liêm, bởi vậy có thể coi đây là một trong những nguồn gốc tạo nên tên gọi huyện Từ Liêm (mà nay là hai quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm).

Đình chèm ngày công nhận xếp hạng di tích đặc biệt quốc gia

Ngày 17 tháng 6 năm 2016 (tức ngày 13 tháng Năm), tại di tích lịch sử quốc gia đình Chèm, Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao Giấy chứng nhận Lễ hội Đình Chèm được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Năm 2017 Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đình Chèm là di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 2082/QĐ-TTg ngày 25/12/2017.

Bia đá nguyên khối tự nhiên tại di tích Đình Chèm
Bia đá nguyên khối tự nhiên tại di tích Đình Chèm

Kiến trúc Đình Chèm

Nghi môn ngoại

Đình Chèm được xây dựng theo lối kiến trúc nội công ngoại quốc truyền thống trên diện tích 0,5 ha quay về hướng bắc ra sông Hồng. Nghi môn ngoại là kiểu nghi môn tứ trụ với bốn cột xây cao to, đỉnh trụ và thân trụ được trang trí tứ linh, tứ quý và đắp các câu đối chữ Hán ca ngợi Đức Thánh Lý Ông Trọng. Phía sau là dãy nhà tam quan với nền cao hơn sân 1m, bó vỉa bằng đá xanh. Thềm bậc gian giữa có hai lan can thành bậc thềm rồng bằng đá xanh theo phong cách thời Nguyễn.

Kiến trúc Đình Chèm Thụy Phương Hà Nội
Kiến trúc Đình Chèm Thụy Phương Từ Liêm Hà Nội
Nhà tam quan rồng bậc thềm và đá bo vỉa
Nhà tam quan rồng bậc thềm và đá bo vỉa
Nghi môn ngoại Đình Chèm gồm chân tảng đá kê cột gỗ và rồng bậc thềm đá nhà tam quan
Nghi môn ngoại Đình Chèm gồm chân tảng đá kê cột gỗrồng bậc thềm đá nhà tam quan

Nghi môn nội

Nghi môn nội (hay còn gọi là Tàu tượng) là một nếp nhà bốn mái, ba gian, hai chái, khu nhà bia, sân đình, tả – hữu mạc, phương đình tám mái và tòa đại bái cùng hậu cung tạo thành hình chữ Công. Mái lợp ngói mũi hài, các góc uốn cong tạo thành những đầu đao đắp nổi hình đầu rồng mây, tứ linh, cá hóa rồng, hoa lá, vân mây sóng nước mang đậm nét nghệ thuật kiến trúc thời Lê Trung hưng (thế kỷ 18).

Dãy nhà nghi môn nội Đình Chèm với đá bậc thềm cao khoảng 1m lên nền nhà
Dãy nhà nghi môn nội Đình Chèm với đá bậc thềm cao khoảng 1m lên nền nhà
Kiến trúc gỗ Đình Chèm
Kiến trúc gỗ Đình Chèm

Phương đình và hai tiểu phương đình, tả – hữu mạc, Đại bái, ống muống và Hậu cung hình chữ công. Nhà Bia đá Thụy Phương đình Bi ký, soạn khắc năm 1017, ca ngợi công đức Đức Thánh Lý Ông Trọng, đình Chèm, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

bia đá khối ghi công lao đức thánh Đình Chèm
bia đá khối ghi công lao đức thánh Đình Chèm

Nổi trội trong kiến trúc của Đình Chèm là hệ thống chân tảng kê cột gỗ quý dù trải qua thời gian nhiều thế kỷ vẫn giữ được gần như nguyên vẹn kiến trúc.

Các cột, vì kèo trong đình làm bằng gỗ quý, trải qua thời gian không bị mối mọt. Tại đình còn giữ được cuốn sách chữ Hán ghi các đạo sắc, lễ nghi, văn tế, cách đắp tượng dưới thời Nguyễn; ba sắc do các vua triều Nguyễn phong thần cho Lý Ông Trọng; bốn bia đá, một tấm thời Lê Cảnh Hưng và ba tấm bia thời Nguyễn; hai chuông đồng đúc dưới thời Nguyễn; 15 câu đối, tám bức hoành phi và 10 pho tượng thờ.

Lễ hội Đình Chèm tổ chức vào thời gian nào trong năm 2024

Lễ hội Đình Chèm được tổ chức vào 3 ngày là 14 đến ngày 16 tháng 5 âm lịch, trong đó ngày 15 là ngày hội chính hội. Suốt hàng ngàn năm qua, nó đã trở thành nơi thờ cúng và tín ngưỡng của ba làng: Thụy Phương (Chèm), Hoàng Xá, và Hoàng Liên (Liên Mạc) trong xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Lễ hội Đình Chèm tổ chức thời gian nào
Lễ hội Đình Chèm tổ chức thời gian nào

Ý nghĩa lễ hội Đình Chèm

Phần quan trọng nhất trong lễ hội là lễ rước nước vào sáng ngày 15. Ba chiếc thuyền đại diện cho 3 làng bơi ra giữa sông múc nước từ sông và đổ vào chĩnh rồi thực hiện màn trình diễn quay thuyền ba vòng trước khi bơi về bờ. Sau đó, nước được rước vào Đình Chèm dùng làm lễ Mộc Dục.. Đây là nghi thức truyền thống lâu đời ảnh hưởng của tục thờ nước của dân Âu Lạc từ thời xa xưa với ước nguyện mong cho mùa màng bội thu, đời sống ấm no, thiên tai hạn hán giảm thiểu của nhân dân bên bờ con sông Hồng gắn liền với nông nghiệp lúa nước.

Phần hội với nhiều hoạt động truyền thống trò chơi dân gian, thi văn nghệ quan họ, các cuộc thi giữa 3 làng như: Thi bơi, thi vật, cờ người..Thi làm chè kho. Chè kho là sản phẩm đặc biệt của lễ hội Đình Chèm bởi nó gắn với lễ hội chay chỉ có chè kho, xôi trắng, hương hoa, quả được người dân trong làng cung kính dâng lên lễ thánh. Cuối cùng là cuộc thi thả phóng sinh chim bồ câu..

Đánh giá