Lễ hội đền Phù Đổng diễn ra vào ngày nào năm 2024..? Đền Phù Đổng Thờ ai..? Đền Phù Đổng ở đâu..?

Đền Phù Đổng hay còn gọi là đền Gióng thờ Thánh Gióng – Phù Đổng Thiên Vương nằm ở xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Là một trong 4 vị Tứ Bất Tử của Việt Nam cùng với Sơn Tinh, Công Chúa Liễu Hạnh, Chử Đồng Tử. Lễ hội diễn ra từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 4 Âm lịch hàng năm (ngày hội chính là ngày 9/4). Ngày dương là từ 14, 15,16 tháng 5 năm 2024.

Lễ hội đền Gióng Phù đổng 2024 không được xem là một ngày nghỉ lễ tết. Hơn hết, Lễ hội đền Gióng Phù đổng 2024 diễn ra trong 3 ngày là 7, 8, 9 năm 2024 âm lịch tức rơi vào thứ 3, thứ 4, thứ 5 ngày 14, 15,16 tháng 5 năm 2024 dương lịch là làm việc trong tuần của người lao động. Do đó, người lao động sẽ không được nghỉ vào ngày Lễ hội đền Gióng Phù đổng 2024.

Hội Gióng Đền Phù Đổng
Hội Gióng Đền Phù Đổng
Lễ hội Gióng tại Đền Phù Đổng Gia Lâm Hà Nội
Lễ hội Gióng tại Đền Phù Đổng Gia Lâm Hà Nội
Rồng bậc thềm đá cổ thời nhà Lê Dụ Tông năm 1705
Rồng bậc thềm đá cổ thời nhà Lê Dụ Tông năm 1705
Nghê đá cổ tại cổng Đền Phù Đổng Gia Lâm Hà Nội
Nghê đá cổ tại cổng Đền Phù Đổng Gia Lâm Hà Nội

Bên dưới đế Nghê Đá có dòng chữ khắc cho biết niên đại tạo tác của rồng vào năm ất Dậu niên hiệu Vĩnh Thịnh, tức năm 1705 dưới triều Vua Lê Dụ Tông. Phía sau có đôi sư tử đá cũng làm vào năm đó.

Lịch sử hình Thành của Đền Gióng và hội Gióng đền Phù Đổng

Kiến trúc Đền Phù Đổng tại Gia Lâm vô cùng cổ kính và mang nhiều giá trị lịch sử được hình thành qua nhiều giai đoạn thời kỳ khác nhau của nước ta. Đền Phù Đổng ngự trên một khu đất dưới chân đê tương truyền chính là nền nhà cũa mà Thánh Gióng được sinh ra. Đền Phù Đổng còn được gọi là đền Thượng, còn đền Hạ thờ mẹ của Thánh Gióng nằm ngoài đê, gần nơi được cho là có dấu chân khổng lồ mà bà đã ướm thử rồi sinh ra Thánh Gióng.cổng ngũ môn, thủy đình, phương đình, tiền đường, trung đường, hậu cung, nhà giám, tả hữu mạc, nhà khách, nhà hiệu.

Đền Phù Đổng Gia Lâm nhìn từ trên cao
Đền Phù Đổng Gia Lâm nhìn từ trên cao

Năm 1010 khi rời đô về Thăng Long, Vua Lý Thái Tổ đã cho dựng đền, đến nay đã được trùng tu nhiều lần. Ngôi đền chủ yếu là những mảnh ghép của những công trình thời Lý, thời Lê Trung Hưng, thời nhà Nguyễn và có cả những phần mang màu sắc đương đại.

Thủy Đình tại Đền Phù Đổng Gia Lâm Hà Nội
Thủy Đình tại Đền Phù Đổng Gia Lâm Hà Nội
Lư hương đá và bàn lễ đá tại Đền Phù Đổng Gia Lâm Hà Nội
Lư hương đá và bàn lễ đá tại Đền Phù Đổng Gia Lâm Hà Nội
Bàn lễ đá thờ trước ngựa sắt của Thánh Gióng tại Đền Phù Đổng
Bàn lễ đá thờ trước ngựa sắt của Thánh Gióng tại Đền Phù Đổng
Chân tảng đá cổ kê cột nhà gỗ tại Đền Phù Đổng
Chân tảng đá cổ kê cột nhà gỗ tại Đền Phù Đổng
Bia đá xanh đen giới thiệu về di tích Đền Phù Đổng
Bia đá xanh đen giới thiệu về di tích Đền Phù Đổng

Kinh nghiệm di chuyển đến Lễ Hội Đền Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội

Nếu bạn ở khu vực Hà Nội thì di chuyển đến Đền Phù Đổng rất dễ dàng bằng các phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô. Còn nếu di chuyển bằng các phương tiện công cộng như Đi bằng xe bus: Nếu lựa chọn phương tiện đến Phù Đổng bằng xe bus thì có thể bắt xe 10B theo thông tin sau: Tuyến 10B: Long Biên – Trung Mầu Thời gian hoạt động: 5h10 – 20h40. Thời gian kế hoạch 1 lượt: 40 phút. Giá vé: 7000đ/lượt. Lộ trình chiều đi: Long Biên (đường dành riêng cho xe buýt) – Yên Phụ – Điểm trung chuyển Long Biên – Trần Nhật Duật – Cầu Chương Dương – Nguyễn Văn Cừ – Ngô Gia Tự – Cầu Đuống – Hà Huy Tập – Đặng Phúc Thông – Dốc Lã – Trường Yên – Ninh Hiệp – Phù Đổng – Trung Mầu (Gia Lâm).

Đánh giá