Giới thiệu lịch sử sự tích Chùa Dâu
Chùa Dâu, còn có tên là Diên Ứng (延應寺), Pháp Vân (法雲寺), hay Cổ Châu có lịch sử hình thành từ những năm 187 trước công nguyên và hoàn thành năm 226, đây được xem là một ngôi chùa cổ xưa nhất Việt Nam, hiện nay nằm tại phường Thanh Khương, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội 30km về phía Đông Bắc, cũng là trung tâm phật giáo lớn nhất khu vực bao gồm các chùa thờ Tứ Pháp bao gồm chùa Dâu thờ Pháp Vân (法雲寺, “thần mây”), chùa Đậu thờ Pháp Vũ (法雨寺, “thần mưa”), chùa Tướng thờ Pháp Lôi (法雷寺, “thần sấm”), chùa Dàn thờ Pháp Điện (法電寺 “thần chớp”) và chùa Tổ thờ Man Nương là mẹ của Tứ Pháp. Trong hệ tứ pháp thì Pháp Vân đứng đầu quan trọng nhất và có thể thay thế đại diện cho tứ pháp.
Chùa Dâu ở đâu..?
Chùa Dâu nằm ở vùng Dâu, thời xưa thuộc Hán gọi là Luy Lâu. Tại vùng Dâu có năm ngôi chùa cổ thờ Tứ Pháp và mẹ của Tứ Pháp. Hiện nay chùa Dâu tọa lạc trên diện tích 177m2 thuộc phường Thanh Khương, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Chùa Dâu xây dựng năm nào
Chùa Dâu Bắc Ninh bao nhiêu năm có từ bao giờ luôn là những câu hỏi được quan tâm nhiều nhất vì đây được coi là ngôi chùa cổ xưa nhất của Việt Nam. Chùa Dâu được xây dựng từ những năm 187 đến năm 226 mới hoàn thành, tính đến nay chùa Dâu đã ngót nghét gần 1800 năm tuổi. Chùa Dâu đang giữ kỷ lục ngôi chùa cổ nhất Việt Nam (hay Tổ Đình Phật Giáo Việt Nam) và được coi là trung tâm Phật giáo đầu tiên của nước ta. Các nhà sư từ Ấn Độ đầu tiên đã từng đến đây. Vào cuối thế kỷ 6, nhà sư Tì-ni-đa-lưu-chi từ Trung Quốc đến chùa này, lập nên một phái Thiền ở Việt Nam.
Chùa Dâu có tên gọi khác là gì
Chùa Dâu có tên chữ Diên Ứng Tự, Pháp Vân Tự ngoài ra còn được người dân gọi với những tên gọi khác nhau như chùa Cả, Cổ Châu tự, Diên Ứng tự, Thiền Định tự.
Chùa Dâu thờ thần gì
Chùa Dâu thờ các Thần trong Tứ Pháp gồm Pháp Vân (Thần Mây), Pháp Vũ (Thần Mưa), Pháp Lôi (Thần Sấm), Pháp Điện (Thần Chớp), đây là các vị thần đại diện cho đại diện cho Thần nông nghiệp thủy lợi sau đã hóa phật do ảnh hưởng giao thoa phật pháp Ấn Độ và Trung Hoa. Ngoài ra còn thờ “Đức Thạnh Quang” – biểu tượng của thần SiVa trong Ấn Độ giáo.
Kiến Trúc Chùa Dâu
Chùa Dâu được xây dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc” là dạng kiến trúc khá phổ biến ở các chùa Việt Nam hiện nay. Bước vào tam quan là 3 ngôi nhà chính gồm Tiền Đường, Thiêu Hương và Thượng Điện. Quan trọng nhất là tòa Thượng điện để ban thờ bát hương và tượng Bà Dâu (Pháp Vân), Bà Đậu (Pháp Vũ), và các hầu cận. Các pho tượng Bồ tát, Tam thế, Đức ông, Thánh tăng được đặt ở phần hậu điện phía sau cùng chùa chính.
Tiền đường chùa Dâu rộng nhất, gồm 7 gian, 2 chái. Có hàng chân tảng kê cột gỗ lâu đời. Gian chính giữa có đôi rồng đá bậc thềm theo phong cách thời Trần.
Điểm nhấn đặc sắc ở Chùa Dâu phải kể đến là Tháp Hòa Phong nằm giữa sân chùa có 3 tầng cao 17m (trước đây tháp Hòa Phong có 9 tầng nhưng bị phá hủy 6 tầng do biến cố thời gian, chiến tranh). Bên trong tháp có tượng 4 vị Tứ Đại Thiên Vương cai quản 4 phương trời. Ngoài ra còn treo một quả chuông đồng đúc năm 1793 và một chiếc khánh đúc năm 1817. Bên phải ngoài trước Tháp Hòa Phong có dựng 1 tấm bia đá vuông có niên đại từ năm 1738.
Lễ hội chùa Dâu cổ nhất Việt Nam vào ngày nào
Lễ hội chùa Dâu diễn ra vào ngày 8 tháng Tư âm lịch hàng năm và là lễ hội gắn liền với Phật giáo. Ngoài ra trong lễ hội còn có nhiều nghi thức và các trò chơi dân gian. Người dân khi xưa đã có câu thơ truyền lại:
“Dù ai đi đâu về đâu
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về.
Dù ai buôn bán trăm nghề
Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu.”
Hoạt động chính của Lễ Hội Chùa Dâu là nghi thức rước kiệu 3 bà Pháp Vũ (Thần Mưa), Pháp Lôi (Thần Sấm), Pháp Điện (Thần Chớp) về chùa Dâu rồi . Trong phần Hội người dân các xã tham gia vào các hoạt động cổ truyền như múa gậy, cướp nước, mẹ đuổi con và nhiều trò diễn xướng dân gian như chầu văn, hát chèo, hát trống quân..
Trong chùa Dâu thờ Tứ Pháp đại diện cho Mây, Mưa, Sấm, Chớp gắn liền với công việc thủy lợi mùa màng nông nghiệp từ xưa nên Lễ hội Chùa Dâu có ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn của con người đối với thần linh và những ước mơ về cuộc sống ấm no của người dân làm nông nghiệp.
Cách di chuyển đến Chùa Dâu Bắc Ninh nhu thế nào
Bạn di chuyển đến trung tâm thành phố Bắc Ninh, rẽ lên hướng cầu vượt Bồ Sơn đi vào quốc lộ 38, đến ngã tư Kinh Dương Vương – Lạc Long Quân thì rẽ trái vào Lạc Long Quân đi khoảng 10km nữa là tới chùa Dâu. Chặc đường này khoảng 20km.