là một trong những di tích lịch sử quan trọng của Việt Nam – nơi thờ tự, tế lễ của các vị vua thời Trần. Dù đã trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, nơi đây vẫn giữ nguyên lối kiến trúc cổ xưa mang đậm dấu ấn văn hóa, là địa điểm được nhiều du khách ghé đến mỗi năm. Nếu bạn cũng đang tò mò về lịch sử, cấu trúc và lối kiến trúc của khu lăng mộ này thì hãy cùng Đá Mỹ nghệ Ninh Bình tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới.
1. Lịch sử về di tích khu lăng mộ đá đẹp An Sinh
Khu lăng mộ An Sinh (hay đền An Sinh) là một trong những di tích quan trọng thuộc Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều, nơi thờ tự và tế lễ của các vua Trần và là trung tâm tín ngưỡng quan trọng dưới thời Trần, Lê, Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. (Wiki)
Đây là nơi thờ tự 8 vị vua nhà Trần qua các thời kỳ trị vì đất nước như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Minh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, Trần Hiến Tông và Trần Nghệ Tông. Ngoài ra, vị vua ở nhà Hậu Trần là Trần Giản Định, con trai vua Trần Nghệ Tông hiện cũng đang được thờ tự tại đây.
Khu lăng mộ An Sinh là một trong những khu lăng mộ đá đẹp nhất Việt Nam. Đây là khu lăng mộ có một khuôn viên với diện tích khá rộng lớn, bán kính khoảng 20m bao gồm một ngôi đền chính và các lăng mộ đá của những vị vua Trần, đặt rải rác ở bên trong khuôn viên. Đây là nơi thờ “Bát vị hoàng đế” nổi tiếng của nhà Trần, được khởi công xây dựng từ thời Trần, và sau đó trùng tu lại trong thời Hậu Lê và thời Nguyễn.
Tổng diện tích khu vực đền thờ khoảng 80.000 m2, nằm trong khuôn viên vô cùng rộng lớn. Phía bên ngoài cổng đền được trồng những hàng nhãn cây cổ thụ. Đem đến cho nơi này sự cổ kính và phong cách kiến trúc xưa. Xung quanh có 14 cây đại thụ, tượng trưng cho 14 vị vua nhà Trần có công dựng nước và giữ nước. Trước đền còn có 8 cây vạn tuế, chính là 8 vị vua đang được thờ tự tại đây.
Trong thời kỳ từ năm 1959 đến 1975, khu lăng mộ An Sinh trở thành trường đào tạo cán bộ miền Nam tại miền Bắc Việt Nam. Chính vì vậy mà cho đến nay, trong khuôn viên đền vẫn còn một tấm bia đã được các cựu học sinh miền Nam mang đến, làm từ đá Granite và được làm ra tại Bình Định.
2. Ý nghĩa và vị trí phong thuỷ đặt khu lăng mộ An Sinh
Khu lăng mộ An Sinh được khởi công xây dựng vào thời Nhà Trần từ năm 1381, tọa lạc tại An Sinh – Đông Triều – tỉnh Quảng Ninh. Sau này đã có thời gian trở thành trường học sinh miền Nam trong khoảng 20 năm, là nơi đào tạo ra hàng nghìn những nhân tài, chuẩn bị thành lập đội ngũ cán bộ cho sự nghiệp cách mạng giải phóng đất nước.
Đền An Sinh không chỉ là nơi thờ tự những vị vua lớn có nhiều công trạng với đất nước, mà còn là một công trình văn hóa chứa nhiều mẫu lăng mộ đá đẹp nhất tượng trưng cho tín ngưỡng thời xưa và mang nhiều dấu ấn lịch sử. Do vậy, không chỉ được các quan lại nhà Trần quan tâm, tu sửa mà các triều đại sau như Hậu Lê hay nhà Nguyễn cũng luôn cố gắng gìn giữ và sửa chữa khi cần.
Khu lăng mộ An Sinh cho đến nay vẫn còn lưu giữ rất nhiều các văn bia đá lâu đời, được tu sửa nhiều lần vào các năm như bia Thiên Hựu năm 1557, Chính Hòa năm 1689, Cảnh Hưng năm 1767, Minh Mạng năm 1840 và Bảo Đại năm 1927. Tất cả những người đã tham gia trùng tu khu mộ đều được ghi nhận công đức, đồng thời khắc các lệnh chỉ của triều đình. Tất cả những ai trông coi khu đền sẽ được miễn toàn bộ thuế khóa, binh dịch.
Sau nhiều lần trùng tu trong lịch sử, cho đến nay khu lăng mộ An Sinh vẫn giữ được thiết kế nguyên vẹn như ban đầu, mang đậm nét văn hóa thời Trần với kiến trúc kiểu chữ Công, bao gồm 3 tòa là Tiền đường, Trung đường và Hậu cung. Hai bên có 2 dãy gọi là Tả vu và Hữu vu. Ở một bên khu lăng mộ là nhà khách, một bên có đặt bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, bên còn lại là nơi trưng bày các di tích lịch sử, di sản văn hóa có từ đời nhà Trần để du khách dễ dàng chiêm ngưỡng, tham quan.
3. Kiến trúc khu lăng mộ An Sinh
Tổng quan kiến trúc của khu lăng mộ An Sinh có thể chia thành 3 phần, bao gồm khu lăng mộ, khu đền thờ và các di tích khảo cổ:
3.1. Khu lăng mộ
Vùng đất Long Hưng chính là nơi dựng nghiệp của nhà Trần, nên luôn được các vị vua và quan lại coi trọng, chú ý. Đất ở khu vực này chỉ được phân cho các thân vương, đặc biệt, ngôi mộ tổ của dòng họ Trần cũng được đặt tại Hương Tinh Cương.
Sau này, vùng đất Long Hưng tiếp tục được lựa chọn làm nơi an táng, chôn cất các vị vua đầu triều Trần và hoàng thân quốc thích. Hương Tinh Cương cũng được đổi tên thành Thái Đường sau khi Thái Tổ Trần Thừa băng hà, và nơi đây chính thức trở thành khu lăng tẩm của vua và hoàng tộc. Kể từ năm 1320 trở đi, tất cả các vị vua và hoàng hậu nhà Trần sau khi mất đi đều được an táng và thờ cúng tại khu lăng mộ An Sinh.
Hiện nay, khu lăng mộ An Sinh vẫn là nơi thờ tự các vụ vua thời Trần, với diện tích khá lớn khoảng 38221m2, được chia thành 3 phần chính là Phần Đa, Phần Trung và phần Bụt, tương ứng với Chiêu Lăng, Dụ Lăng và Đức Lăng, là nơi yên nghỉ của các vị vua lớn Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông. Bên cạnh đó là 1 ngôi đền thờ tự Thái Thượng hoàng Trần Thừa.
3.2. Khu đền thờ
Bên cạnh khu lăng mộ thì khu đền thờ cũng có diện tích khá lớn, với kiến trúc gồm 2 tòa, mặt bằng có hình chữ nhị với 7 gian tiền tế, 5 gian hậu cung. Tổng thể kiến trúc được làm từ gỗ và chạm trổ các hoa văn vô cùng cầu kỳ. Theo thời gian với sự xuất hiện của nhiều biến cố trong lịch sử, khu đền thờ đã bị hủy hoại và đổ nát, sau này được phục dựng lại trên nền cũ. Hiện tại, các hạng mục chính tại khu đền thờ bao gồm:
- Khu đền Vua: Có diện tích lớn nhất lên đến 6498m2. Đây là nơi thờ 3 vị vua đầu tiên của triều đại nhà Trần, bao gồm Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông. Đồng thời phối hợp thờ Thượng hoàng Trần Thừa, cũng như các vị cao tổ, tằng tổ của nhà Trần.
- Khu đền Thánh: Là hạng mục được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống, với tổng diện tích ước tính khoảng 6011m2, bao gồm nhiều kiến trúc nhỏ hơn là cổng, sân tế, lầu trống, lầu chiêng, phương đình, tiền tế, trung tế, hậu cung và giải phẫu… Nơi này thờ chính là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng phu nhân Nguyên Từ Quốc mẫu, và 2 con gái Đại Hoàng Công chúa và Quyên Thanh Quận chúa.
- Khu đền Mẫu: Với tổng diện tích ước tính khoảng 6228m2 là nơi thờ tự các vị quốc mẫu, công chúa đầu tiên của triều đại nhà Trần.
3.3. Các di tích khảo cổ
Tại khu lăng mộ An Sinh đã được khai quật diện rộng và tìm ra nhiều di tích khảo cổ học, bao gồm tòa Chính Điện, các điện thờ tại Tây Thất, tòa Thái Miếu, Tả Vu và Hữu Vu, khu lăng mộ chính của các vị vua thời Trần, công trình kiến trúc theo lối chữ Công hay theo hình chữ nhật ở khu Đông Trù, sân rồng của vua….
4. Câu hỏi thường gặp
Khu lăng mộ An Sinh được xây cất ở đâu?
Đền thờ An Sinh là một di tích lịch sử quốc gia quan trọng, tọa lạc tại xã An Sinh, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Từ quốc lộ 18A đến trung tâm phường Đông Triều, rẽ trái (nếu đi từ Hà Nội) khoảng 5 km là vào tới đền.
Khu lăng mộ An Sinh gồm bao nhiêu lăng mộ?
Quần thể di tích được xem là công trình tưởng niệm có giá trị to lớn đối với quốc gia. Di tích được khởi công xây dựng thời Trần, và được trùng tu vào thời Hậu Lê và thời Nguyễn. Toàn bộ di tích bao gồm 1 đền thờ và 8 lăng mộ.
Đền An Sinh thọ bao nhiêu vị vua nhà Trần?
Khu lăng mộ An Sinh thờ 8 đời vua nhà Trần. Có thể kể đến như: các vị vua Trần Thái Tông (1225-1258), Trần Thánh Tông (1258-1278), Trần Nhân Tông, (Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiến Tông, Trần Nghệ Tông), Giản Định Đế.
Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn sẽ có một chuyến tham quan khu lăng mộ An Sinh thú vị và bổ ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, hoặc muốn tìm nơi thiết kế và thi công đá mỹ nghệ, đừng quên liên hệ ngay với Đá Mỹ nghệ Ninh Bình qua thông tin bên dưới:
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Số nhà 32, đường 27/7 phường Nam Bình, Ninh Bình
- Số điện thoại: 0912.98.67.98
- Email: damynghe030@gmail.com
- Website: https://damyngheninhbinh.com
- Thời gian làm việc: 6.00 – 18.00 (T2 – CN)