Trong văn hóa tâm linh của người Việt thì là điều có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Điều này không chỉ thể hiện sự kính trọng với tổ tiên mà còn là quan niệm tâm linh của người Việt. Vậy vị trí đặt bát hương trên bàn thờ như thế nào là hợp phong thủy? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!
1. Ý nghĩa bát hương trong bàn thờ cúng
Trên bàn thờ của người Việt thì bát hương chính là vật quan trọng nhất. Dù bàn thờ lớn hay nhỏ thì cũng không thể thiếu được bát hương.
Vị trí đặt bát hương trên bàn thờ luôn được ưu tiên đặt ở trung tâm. Nguyên nhân là bởi vị trí này được coi là nơi mà hương linh, thần, thánh và tổ tiên giáng ngự. Đồng thời, vị trí này cũng thể hiện cho sự thành kính của gia chủ.
Ngoài mang giá trị thẩm mỹ ra thì bát hương còn thể hiện giá trị tinh thần, tâm linh rất lớn. Đây là nơi ký thác hy vọng, mong muốn, ước nguyện của gia chủ. Cách sắp xếp bát hương trên bàn thờ nhằm mục đích có thể giác ngộ cho con cháu đời sau, giúp con cháu luôn hướng đến những điều tốt đẹp, lương thiện và giản dị.
Tuy nhiên, ngoài việc mang ý nghĩa về tâm linh, tinh thần thì bát hương còn có ý nghĩa cả về mặt truyền thống. Việt Nam là đất nước chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tư tưởng Nho giáo. Mặc dù xã hội đang ngày càng phát triển nhưng rất nhiều tư tưởng Nho giáo vẫn còn đọng sâu trong tiềm thức của người Việt. Ví dụ như tâm lý sinh con trai để có người nối dõi tông đường, thờ cúng gia tiên vào các dịp lễ, tết,…
Cũng bởi vậy mà bát hương còn mang theo giá trị truyền thống “cha truyền con nối”. Hết đời cha lại tới đời con ghi nhớ về tổ tiên và bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng với các bậc ông cha đi trước.
2. Trên bàn thờ gia tiên cần bao nhiêu bát hương
Thông thường trên bàn thờ gia tiên tại các gia đình sẽ bày ít nhất 2 bát hương. Trong đó, một bát hương để thờ thần linh và bát hương còn lại để thờ gia tiên. Tuy nhiên, cũng có một số gia đình chỉ bày 1 bát hương trên bàn thờ. Sở dĩ như vậy là bởi gia chủ khi xây nhà mượn tuổi người khác và chưa đổi lại theo đúng tên tuổi trên giấy tờ hoặc có thể là gia gia chủ muốn thờ chung. Thế nhưng cũng có những gia đình bày 4 bát hương trên bàn thờ. Nguyên nhân là do họ muốn tách riêng ra thờ cho Tổ cô và ông Mãnh.
Theo như quan niệm tín ngưỡng dân gia thì bát hương nên được bày theo số lẻ và thường rất nhiều gia đình bày 3 bát hương trên bàn thờ. Cách bày bát hương trên bàn thờ trong trường hợp này sẽ theo thứ tự:
- Bên trái bàn thờ đặt bát hương thờ Tổ cô – ông Mãnh
- Bên phải bàn thờ đặt bát hương thờ gia tiên
- Ở giữa bàn thờ là bát hương thờ thổ công thần linh
Một số gia đình đặt rất nhiều bát hương trên bàn thờ để thờ cúng ông Mãnh, Tổ cô, tổ tiên, ông bà, cụ kỵ, bố mẹ,… khiến cho bàn thờ quá tải. Hơn nữa, khi đặt quá nhiều bát hương cũng rất khó để sắp xếp cho hợp lý. Và nếu không biết cách này nát hương trên bàn thờ đúng cách sẽ khó mà nhận được sức mạnh từ tâm linh.
Cũng có những gia đình trong bát hương không khi rõ trong cốt là thờ ai nên khi thờ cúng khiến thần linh, tổ tiên không biết ngự ở đâu. Đây cũng là điều mà các bạn nên chú ý.
3. Cách đặt bát hương trên bàn thờ theo phong thủy
3.1 Ứng với các số lẻ
Theo người phương Đông, đặc biệt là người Việt quan niệm rằng cách đặt lư hương trên bàn thờ có ảnh hưởng rất lớn tới sự an yên, ấm no và hạnh phúc của gia đình. Bát hương giống như là ngôi nhà để các cụ tổ trong gia đình quay về.
Theo Thông tư gia bảo thì có khá nhiều cách bày bát hương bàn thờ gia tiên. Khi đặt bát hương thì nên đặt ứng với các số lẻ, ví dụ 3 – 7 – 12 bởi cuộc đời của một con người sẽ phải trải qua các giai đoạn Sinh – Lão – Bệnh – Tử, sau khi mất đi lại trải qua các giai đoạn Quỷ – Khốc – Linh – Thính.
Lý giải điều này, nghĩa là con người gồm có phần xác và phần hồn. Sau khi chết thì hồn sẽ lìa khỏi xác, trở thành Quỷ. Nếu như ra đi vào giờ tốt sẽ không bị hung thần, nhưng nếu ra đi vào giờ xấu thì sẽ bị hung thần giữ xác. Sau khi chết, người ta nhờ vào tiếng Khốc, hay chính là tiếng khóc và sự thờ cúng của con cháu mà trở nên Linh.
Sau khi qua 49 và 100 ngày thì vong sạch sẽ được đưa vào chùa để nghe tụng kinh. Tiếng kinh sẽ giúp linh hồn được cứu rỗi và siêu thoát, rồi trở nên Thính. Do đó, bát hương cũng tương ứng với những chữ như vậy.
3.2. Ứng với văn hóa vùng miền
Đặt bát hương thế nào cho đúng?
Để có thể đặt đúng thì cần phải dựa cả vào văn hóa vùng miền. Mỗi vùng miền lại có một cách và quan niệm riêng về việc đặt hướng bàn thờ và vị trí đặt bát hương.
Bát hương chính là nơi cư ngụ, đi về của các thần, thánh, tổ tiên, hương linh và thể hiện cho sự tri ân, kính trọng của người sống đối với người cõi âm. Bởi vậy mà bát hương chính là hình thức hội tụ tâm thức.
Nó như một sợi dây vô hình gắn kết giữa hai thế giới, chứng giám cho tâm nguyện và lòng thành của gia chủ với thần linh, tổ tiên. Vì vậy cách đặt bát hương bàn thờ gia tiên phải thể hiện được cấp bậc giữa “quan lại” và chúng dân.
Hướng dẫn cách bày bát hương trên bàn thờ: Đối với những người dân ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, trên bàn thờ họ thường đặt 3 bát hương ở trên đế Tam sơn. Nếu nhìn từ ngoài vào thì bên trái là bà tổ cô, bên phải là gia tiên, còn chính giữa sẽ là thổ công. Bát hương chính giữa, tức bát hương thổ công bao giờ cũng lớn hơn 2 bát hương ở hai bên và vị trí đặt cũng cao hơn.
Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng đặt 3 bát hương trên bàn thờ. Vậy thì nên đặt mấy bát hương trên một bàn thờ mới là đúng? Theo quan niệm phong thủy và tâm linh thì việc đặt quá nhiều bát hương trên một bàn thờ vừa không đúng lại vừa không tổ hợp được sức mạnh tâm linh.
3.3. Không viết giấy dán trên bát hương
Có một điều các bạn nên lưu ý về cách bày bát hương trên bàn thờ đó là không được dán giấy ghi rõ bát hương nào thờ Thần, Phật cụ thể bởi đây là một hành động được coi là “phạm thượng” với bề trên. Nếu lỡ phạm phải điều này có thể khiến cho gia đình gia chủ gặp phải những điều không may mắn trong cuộc sống.
4. Thủ tục bốc bát hương
Khi thực hiện bốc bát hương cần phải chú ý làm theo nguyên tắc nhất định để tránh phạm phải tội bất kính với thần linh và ông bà tổ tiên:
- Chuẩn bị bát hương: Trước hết, muốn bốc bát hương thì các bạn cần phải mua bát hương mới về. Bát hương mới không nên sử dụng ngay mà cần phải dùng nước muối rượu gừng pha với chút nước hoa hoặc là thả vào vài cánh hoa hồng tươi để rửa sạch bát hương. Tiếp đó mang bát hương đi phơi khô hoặc có thể xông hương trầm. Nước muối rượu gừng vừa dùng xong đem vẩy quanh nhà hoặc đổ ra trước sân
- Chuẩn bị tro: Theo tục lệ thì trong bát hương phải có cốt. Có 7 thứ báu (Thất bảo) để tạo nên cốt như: Vàng, bạc, ngọc, san hô, mã não,… Nếu không thể có đủ 7 thứ báu thì tối thiểu phải chuẩn bị được 3 thứ, đó là: Vàng, bạc và ngọc. 3 thứ báu này sẽ được bọc trong 1 tờ giấy tráng kim dùng bút đỏ đã làm phép để ghi lên một số chữ. Chữ được ghi bởi các sư và chữ Thiên do các vị thánh ngự viết. Ngoài ra, người ta còn đặt trong bát nhang tiền âm (Ngũ Lộ Thần Tài) và tiền dương mệnh giá mang số 5 màu đỏ (Sinh) gấp thành hình chiếc thuyền nhỏ rồi đặt quanh khối cốt Thất bảo
- Thực hiện bốc bát nhang: Người có trách nhiệm bốc bát nhang trước khi làm phải dùng rượu hoặc nước gừng để rửa tay rồi lau khô. Sau đó bốc lần lượt từng nắm tro đặt vào trong bát hương. Khi bốc có thể đếm theo số sinh như sinh, lão, bệnh, tử. Vừa đếm vừa bốc tro cho tới khi gần đầy tới miệng bát. Chú ý, nắm tro cuối cùng nên dừng lại ở số “sinh”. Khi bốc bát nhang các bạn nên lắc nhẹ bát nhang để tro san đều và chặt chứ không được dùng tay để ấn hay nèn tro trong bát hương. Ngoài ra, cần lưu ý, trước khi bốc bát hương cũng cần khấn nhỏ “Con… (họ tên)… xin bốc bát hương cho thần linh/gia tiên…)”
- Đặt bát hương lên bàn thờ: Sau khi đã bốc bát hương xong thì đặt lên bàn thờ. Khi đặt cần chú ý, bên tay trái từ trong nhìn ra là nơi đặt bát hương Bà Cô, bên phải là bát hương gia tiên và chính giữa là đặt bát hương thần linh. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì lại theo quan niệm coi trọng người đứng khấn hơn. Do đó, bát hương Bà Cô và gia tiên sẽ đặt lần lượt ở bên tay trái và tay phải người nhìn vào. Ngoài ra, trường hợp trong bát nhang có quá nhiều chân nhang thì các bạn nên thực hiện rút tỉa chân nhang. Chỉ để lại khoảng 5 chân nhanh trong bát nhang là được. Chân nhang sau khi rút tỉa thì cần đem hóa sau đó thả tro trôi sông. Đối với bát nhang không sử dụng nữa thì nên đặt trên miếng xốp nổi rồi thả trôi sông
- Sắm lễ: Các đồ lễ cần phải sắm bao gồm hoa tươi, trái cây tươi và nước sạch. Bày đồ lễ lên bàn thờ rồi mở rộng các cửa sổ, cửa ra vào sau đó thắp hương. Lần đầu tiên nên thắp 3 nén hương cho mỗi bát hương. Các lần sau chỉ cần mỗi bát hương 1 nén là được. Trường hợp có chân nhang cũ thì có thể cắm lại 5 chân nhang cho mỗi bát
- Bố trí: Sau khi đã đặt bát hương lên bàn thờ tuyệt đối không di chuyển vị trí. Ở phía sau bát hương chỉ đặt ảnh gia tiên nếu có. Còn các đồ thờ cúng khác thì phải đặt phía trước hoặc bên cạnh bát hương
5. Nguyên tắc sử dụng bát hương
Một trong các cách để bát hương trên bàn thờ bạn nên nhớ đó là vị trí đặt phải sạch sẽ, thường xuyên được vệ sinh, lau chùi cẩn thận. Tuyệt đối không để nơi thờ cúng linh thiêng bị dơ bẩn, uế tạo.
Vào ngày 23 và 30 tháng Chạp là thời điểm để sắp xếp lại bàn thờ. Trước khi sắp xếp lại các bạn cần khấn vái, xin phép Thần, Phật, tổ tiên cho sắp xếp lại. Và nên nhớ, chỉ được di chuyển vị trí của chén nước, bình hoa, đỉnh đồng, đèn,… Riêng với bát hương, bài vị thì tuyệt đối không xê dịch, thay đổi vị trí.
Nếu trên bát hương đã cắm nhiều chân nhang thì các bạn nên tỉa bớt chân nhang, chỉ để lại 5 chân. Với những chân nhang tỉa xong thì nên đem đi đốt rồi thả tro xuống sông, suối. Khi cần bỏ bát hương cũ để thay bát hương mới thì các bạn tốt nhất nên đặt bát hương cũ trên một miếng xốp nổi rồi thả trôi trên sông, suối tuyệt đối không vứt bát hương ở những nơi uế tạp. Nếu bát hương cũ xử lý không tốt có thể khiến cho gia đình gặp điều không may.
Trên đây là các cách bày bát hương trên bàn thờ mà bạn nên nhớ để thể hiện được lòng thành kính với Thần, Phật, tổ tiên và gặp được nhiều điều may mắn trong cuộc sống.